Người Trung Quốc đã sáng tạo ra chữ Hán. Trải qua bao đời chắt lọc tinh hoa, chữ Hán đã không còn đơn thuần chỉ là công cụ của ngôn ngữ nữa; chủ thể sáng tạo đã phổ vào hồn những con chữ ấy cả một nền triết học, mỹ thuật, đặc biệt là đã nâng cách thể hiện con chữ lên thành một nghệ thuật vô tiền khoáng hậu, đó chính là thư pháp. Nằm trong khu vực ảnh hưởng của văn hóa Hán, Việt Nam cũng như một số nước khác đã tiếp thu và sử dụng chữ Hán từ rất sớm, tạo dựng riêng cho mình một nền văn hóa đậm đã mang sức sống mãnh liệt. Người Việt Nam chúng ta có thư pháp không? Bằng vào những tư liệu ít ỏi trong Đại Việt sử ký toàn thư, trong An Nam chì lược, Vũ trung tùy bút, trong thơ văn của tiền nhân để lại…, và sống động hơn cả là bút tích của lịch đại thư pháp gia Việt Nam còn rỡ ràng trên bia đá, sắc phong, hoành phi câu đối,… chúng ta có thể hính dung phần nào về lịch sử môn nghệ thuật này tại Việt Nam.
Chiều tà tập Thảo lúc thong dong.
Vẫy vùng ngựa ký theo Từ Hạo,
Yếu ớt rắn trườn ghét Tử Vân.
Giấy đỏ tung hoành dường Liễu(7) cốt,
Bút hoa hạ xuống vẻ Nhan(8) cân.
Chì lớn tràn trề như định trước,
Tung hoành trời đất đẹp tuyệt trần.
(Mai Xuân Hải dịch)
(2) Dao Thạch Thiên
(3) Mễ Phất đời Tống, nổi danh về nhiều mặt trong đó có thư pháp, cùng với Tô Thức, Hoàng Đình Kiên, Sái Kinh (có thuyết là Sái Nhương)
(4) Đa Bảo Tháp Bi, bút tích của Nhan Chân Khanh đời Đường
(5) Vũ trung tùy bút, Phần Tự học (Thư pháp) từ trang 55 đến trang 62 (bản dịch)
(6) Vũ trung tùy bút, Sđd
(7) Liễu Công Quyền
(8) Nhan Chân Khanh.
- Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học Xàhội, H, 1993, 4 tập (Bản in Nội các quan bản. Mộc bản khắc in năm Chính Hòa thứ 18 – 1697).
- An Nam chì lược, Lê Tắc, Nxb Thuận Hóa, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, H, 2002.
- Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ, Trần Thị Kim Anh (khảo cứu văn bản, dịch, chú thích, giới thiệu) Nxb KHXH, H, 2003.
- Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông (1442- 1497) (tuyển), Mai Xuân Hải (chủ biên), Nxb Khoa học xàhội, H, 1994, 506 tr. Bài Ngự chế thư thảo hý thành thi trang 228 – 230
- Văn khắc Hán Nôm Việt Nam. Tập 1 (từ Bắc thuộc đến thời Lý). Chủ biên : Phan Văn Các & Claudine Salmon Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Paris- Hà Nội, 1998
Tạp chí Di sản văn hóa số 1(14)-2006
Từ khi Thái thú Sĩ Nhiếp và những người tiền nhiệm đưa chữ Hán sang Giao Châu như một phương tiện để thực hiện mục đích “văn trị giáo hóa”, chữ Hán có cơ hội phát triển ở một vùng đất mới. Việc Thẩm Thuyên Kỳ và, đặc biệt là Thư pháp gia Chử Toại Lương (một thư pháp gia được đánh giá đặc biệt bên Trung Quốc), sang Giao Châu (An Nam chì lược của Lê Tắc có đôi dòng ghi về việc này) đã chứng tỏ có sự giao thoa, ảnh hưởng của thư pháp Trung Quốc sang Việt Nam. Đáng tiếc, cả hai ông không để lại mặc tích (bút tích) gì; việc phát hiện ra tấm bia Tùy Đại nghiệp Bảo An đạo tràng bi văn ở Đông Sơn – Thanh Hóa (trán bia viết chữ Triện rất hồn phác, văn bia viết theo lối chữ Khải đời Đường) dù là một tư liệu rất quý, nhưng cũng khó giúp cho chúng ta hính dung được tình hính phát triển của nghệ thuật thư pháp Trung Quốc trên đất nước ta đương thời. Đến những cột kinh do Đinh Liễn lập ra ở Hoa Lư (Ninh Bình) thì lại có một ý nghĩa hoàn toàn khác. Đinh Liễn cho dựng một loạt cột đá bát giác để khắc thần chú Lăng Nghiêm (bằng thể chữ Khải rất đặc sắc) đặt ở ngã tư đường, hy vọng có nhiều người qua đây đọc được. Thần chú một khi được đọc (tức là trì tụng) mới có sự linh nghiệm, theo đó đem lại lợi lạc công đức cho người đọc, cho chính Đinh Liễn, cho Tiên Hoàng và cho tất thảy chúng sinh. Ý nghĩa cầu siêu độ là điều cốt lõi trong việc dựng các cột kinh này. Và như vậy, một nền Thư pháp Việt Nam đã phôi thai song hành với nỗ lực ly khai ra khỏi phương Bắc là một ý niệm rõ nét có tình dân tộc.
Nhà Lý, với việc dời đô ra Thăng Long, thiết lập một nền độc lập tự chủ mang quốc hiệu Đại Việt, đã chính thức mở ra một chân trời mới cho văn hóa dân tộc phát triển, trong đó có thư pháp. An Nam chì lược có ghi việc Lý Thái Tông dâng biểu xin vua Tống ban cho Đại Tạng kinh và 8 thể ngự thư của Vua Đường Thái Tông, vua Tống thuận ban cho. Như vậy, ở vào thời kỳ này nghệ thuật thư pháp ở nước ta đã được chính thống hóa, quy chuẩn hóa bằng các thể thư pháp của Trung Quốc.
Khi ổn định đất nước, nhà Lý đã cho dựng Văn Miếu – Quốc Tử giám mở khoa thi kén chọn hiền tài ra gánh vác triều cương. Mọi pháp chế điển chương người Việt đều lấy Trung Hoa làm kiểu mẫu. Các triều đại sau cũng kế tục triều Lý trong đó “dĩ thư tuyển sĩ” (qua chữ viết để kén chọn kẻ sĩ) là một chi tiết nhỏ trong biển học của Nho gia. Đại Việt sử ký toàn thư chép: Đinh Tỵ, [Anh Vũ Chiêu Thắng] năm thứ 2 [1077], (Tống Hy Ninh năm thứ 10). Tháng 2, thi lại viên bằng phép viết chữ, phép tình và hính luật. Quý Mão, [Đại Trị], năm thứ 6 [1363], (Nguyên Chì Chính năm thứ 23). Tháng 3, thi học trò, hỏi văn nghệ để lấy người bổ sung vào quán các. Thi lại viên bằng viết chữ, lấy làm thuộc viên các sảnh, viện. Giáp Thân, [1404], (Hán Thương Khai Đại năm thứ 2, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 2)…Phép thi phỏng theo lối văn tự ba trường của nhà Nguyên nhưng chia làm 4 kỳ, lại có kỳ thi viết chữ và thi toán, thành ra 5 kỳ. Đinh Tỵ, [Thiệu Bình] năm thứ 4 [1437], (Minh Chính Thống năm thứ 2). Thi viết chữ làm tình, lấy đỗ 690 người, bổ làm thuộc lại các nha môn trong ngoài. Phép thi: Kỳ thứ nhất, thi viết ám tả cổ văn. Kỳ thứ hai, thi viết chữ chân, chữ thảo. Kỳ thứ ba, thi phép làm tính.
Như vậy, sử chính thống đã ghi chép việc Việt Nam có một nền Nho học và cách thi Nho học (ngoài nội dung là kinh điển Nho giáo, thì hính thức thể hiện là lối chữ viết chân và thảo – một trong các thể của nghệ thuật thư pháp) song chưa miêu tả được cụ thể cách thể hiện thể chữ, cách vận bút và các kỹ pháp quan trọng khác trong nghệ thuật này.
Phạm Đình Hổ trong tác phẩm Vũ trung tùy bút của mình đã phần nào tóm tắt và sơ lược giới thiệu lịch sử thư pháp Việt Nam. Có thể nói, đây là những ghi chép vô cùng quý, minh chứng quá trình phát triển của nền thư pháp Việt: Nước Việt Nam ta, lối chữ viết từ đời Đinh, đời Lê trở về trước thì không trông thấy được nữa, còn lối chữ từ đời Lý, đời Trần trở về sau, thì bắt chước chữ đời nhà Tống, ở trong sách An Nam ký lược đã nói rõ. Nay còn thấy ở tấm bia núi Dũng Thúy và bài minh khắc vào chuông chùa Thiên Phúc núi Phật Tích, cùng là bài bia ở dinh cơ quan Tam Sương là Châu Công ở làng Châu Khê, huyện Đường An; bút pháp rất cổ kình. Còn như cái biển ba chữ “Đông Hoa Môn” thì chính là ngự bút vua nhà Lý, bút pháp hùng tú, tự nhiên, khác hẳn người tầm thường, những nét phẩy, mác, sổ, móc đã phôi thai ra một lối chữ nước Nam ta. Còn ba chữ “Đại Hưng Môn” thì là chữ hoành biển, chế ra từ đời Lê Hồng Đức, nét bút lẫn cả lối Chân, lối Khải; chữ cổ đến đời ấy đã có một bước biến cải. Khoảng năm Diên Thành đời nhà Mạc(1), con gái đã Quốc Công là Mạc thị có dựng ra chùa Bối An, mài đá khắc một bài minh, nét chữ đầu cong, chân quẹo, hơi giống chữ viết bây giờ, nhưng bên tả vênh lên, bên hữu vẹo xuống, có hơi khác, thực là quái lạ! Dễ thường về đời Lê sơ và đời nhà Mạc, lối viết chữ đại lược như thế cả. Gần đây, lối chữ trong Thuận Quảng cũng gần giống như vậy; cũng là còn giữ lối chữ cũ như xưa. Từ đời Lê Trung Hưng trở về sau, những người đi học theo nghề khoa cử viết theo lối chữ Khải thời cổ, lại ngoa ngoắt thêm bớt, làm sai đi đến nửa phần, gọi là lối chữ Nho. Còn những giấy tờ ở chốn cửa công thì dùng riêng một lối chữ “Nam”, lúc đầu là phòng dân gian làm giả mạo, mới theo hoa văn mà đặt ra một lối chữ việc quan. Ai học theo lối chữ ấy, thì sáu năm một lần thi, trúng tuyển được bổ sung vào chân thư tả ở trong các nha môn. Song những cách làm giả dối là bởi những kẻ nho lại làm ra, càng ngày càng tệ, các quan trên không thể nào cấm được. Bốn lối chữ Chân, Thảo, Triện, Lệ lâu nay không ai truyền dạy. Cũng có người tập các lối chữ ấy nhưng chỉ là tự ý học phỏng chừng, dối trá, quệch quạc, trông chẳng khác gì anh thợ vẽ bôi bác vụng về, không ai buồn nhìn.
Trong khoảng năm Cảnh Hưng, chúa Trịnh Thịnh Vương lại thích lối chữ Trung Hoa, kẻ học giả đua theo, mới hơi thay đổi lối chữ Nam đi để cầu cho được người ưa thích. Không cứ là thể chữ nào, chỉ viết cho thẳng cho thô, cho vuông, cho cứng, để cầu hợp mắt người bấy giờ; có khi viết một chữ mà nét chấm là lối chữ Triện, móc là lối chữ Lệ, phẩy mác là nối chữ Chân, nếu gặp phải chữ rậm nét thì lại đá thảo để viết cho thông hoạt, gọi là lối chữ viết câu đối. Lối chữ Thảo thì bắt chước vũ kiếm mà quằn quèo, không có vẻ thanh tao, gọi là lối chữ đề thơ. Lại còn lối chữ viết Chân Phương, Chân Hành, Lão Thảo, Nộn Thảo, Đại Triện, Tiểu Triện, Cổ Lệ, Cổ Lựu, Tiểu Ký, Tiểu Khải, đều tùy ý mô phỏng mà viết, để khoe khoang nổi tiếng ở đời. Kẻ hậu tiến đều coi đó là sự pháp, thường bảo nhau rằng đây là lối chữ chính tôn phái Dao tiên sinh (2)… ngông nghênh tự đắc, trên không coi đời cổ vào đâu, giá có hỏi đến tự thể của các nhà cổ kim, thì tuyệt nhiên chẳng biết một tì gì. Ôi! Kẻ nho lại đi học chữ để chiều đời kiếm ăn, không trách làm gì, ta chỉ thương cho những kẻ sĩ phu đời nay không ai còn lưu ý đến các lối chữ. …
Nước ta có tiếng là văn hiến không khác gì nước Trung Hoa, thế mà về một việc học viết chữ, lại cho là việc của kẻ nho lại, không ai thèm lưu ý học đến, không biết tại sao? Ta có một người bạn là Hoàng Hy Đỗ, nguyên người Quảng Đông, phố Tấn Hội, từ đời cha mới sang ngụ ở Hoa Dương, trấn Sơn Nam, rồi thành người Việt Nam. Ông thông minh, dĩnh ngộ, các sách tiểu thuyết, dàsử, đều xem qua hết. Ông lại thích về nghề thơ, từ, ngâm, vịnh, phàm thơ của các danh gia từ đời Hán, Ngụy, Đường, Tống, Minh đều xem qua và đọc thuộc cả… Ông lúc nhỏ viết chữ Hành, chữ Thảo rất tốt, bắt chước được lối chữ của Mễ Nam Cung(3) , Đổng Kỳ Xương, hễ cầm bút lên thì rụt rè như thể không viết được, nhưng đã đặt bút xuống giấy thì nét chữ tươi tắn, có cái ý nhị của hoa đã o đọng giọt mưa bụi, lá dương phủ làn khói nhẹ. Các anh em bạn tri giao thường khi yến họp với nhau mà không biết mệt, giá có hỏi đến lối chữ thời bấy giờ thì ông nìn lặng không thèm nói. Nhà ta có giữ được hai cái thiếp chữ thạch ấn là Lan Đình và thiếp Đa Bảo (4) nhân đem ra tặng ông, ông mừng nói rằng: Đây là danh bút của hai đấng tiên hiền họ Vương, họ Nhan, song tiếc cho phường bản họ in ra cũng có hơi sai, không được đúng lắm.
Mỗi khi đem ra trước cửa sổ để coi và bắt chước thử chơi, ông lấy làm trân trọng lắm…(5)
Qua ghi chép của Phạm Đình Hổ, chúng ta cũng đã phần nào hính dung ra nền thư pháp Việt Nam, một nền thư pháp lấy chuẩn mực dựa vào thẩm mỹ nghệ thuật của người Trung Quốc, hầu như các thuật ngữ, cách bình luận mỹ thuật thư pháp đều rất quy chuẩn. Ẩn chứa trong những gì Phạm Đình Hổ viết vẫn là nỗi lòng của tác giả lo lắng trước những ảnh hưởng xàhội đến thư pháp, song cũng không giấu được niềm tự hào của tác giả khi nhắc đến cách thể hiện của một nền thư pháp Việt trong tương quan với nghệ thuật thư pháp Trung Hoa đỉnh cao, ở đây chính là những nét chữ hùng tú đã phôi thai ra một thứ chữ nước Nam ta (6).
Nghệ thuật thư pháp của Việt Nam cũng đã được một vị vua nổi tiếng uyên thâm Nho học nhắc đến Đấy là sự công phu trong luyện tập thư pháp của Lê Thánh Tông, phản ánh qua bài thơ tập chữ thảo:
Bài thơ Ngự chế: Lúc vui thành bài thơ về chữ Thảo
Đường sổ, nét cong học cổ nhân,
Về bút tích tiền nhân, chúng ta có thể còn thấy rất rõ chữ của vua Lý Nhân Tông đề trên Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi, tấm bia hiện dựng trong nhà bia trước chùa Long Đọi (tỉnh Hà Nam). Bia được dựng ngày 6 tháng 7 năm thứ 2 niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ (1121). Bài văn bia do Nguyễn Công Bật, Thượng Thư bộ hính, vâng sắc soạn và Lý Bảo Cung vâng sắc viết chữ. Bia cao 2,40 m, rộng 2,24 m, chữ khắc hai mặt. Mặt trước có 55 dòng, gồm 4200 chữ. Trên trán bia khắc tiêu đề văn bia do chính vua Lý Nhân Tông ngự đề. Chữ viết theo lối Hành Thảo, bút pháp linh động, có âm vận bút đoạn ý liên (nét bút có hồn, thể hiện một cách hết sức tự nhiên và sống động tư tưởng, tình cảm của người viết), đúng như lời ngợi khen thư pháp của Lý Nhân Tông trong nội dung văn bia này: …. Tinh phi bạch dĩ thông thần; Vận ngự hào chi tuyệt diệu. Long dược phượng tường chi thế, pháp tùng ngọc thủ; Loan hồi thước phản chi hính, thể xuất thần tâm…… (…. Giỏi phi bạch tới mức thông thần; vung ngòi ngự cực kỳ tuyệt diệu. Thế bút rồng vờn phượng múa, bút pháp cứ thế theo tay; hính chữ như sẻ nhảy loan bay; các thể theo lòng mà xuất …..)
Ngoài ra, có thể kể đến chữ Lệ của vua Trần Nghệ Tông đề trên bia Thanh Hư động ký đặt tại Côn Sơn, chữ của chúa Nguyễn Phúc Chu đề trên hoành phi chùa Thiên Mụ (Huế), chữ của chúa Trịnh Sâm đề trên vách đá ở khu vực Hương Tích, chữ của vua Thiệu Trị đề trên biển treo tại Minh Trưng các (Huế),và hàng vạn văn bản Hán Nôm khác. Đặc biệt, thể chữ sắc phong thời Lê cần được xem là nguồn tư liệu dồi dào, có giá trị minh chứng thật sự khách quan về truyền thống một môn nghệ thuật đã hính thành, kế thừa và phát triển với những thành tựu nổi bật trên đất nước ta – nghệ thuật thư pháp.
Nghệ thuật thư pháp, một thú chơi vốn hàm chứa trong nó cả một nền triết học Trung Hoa cổ đại, quan niệm mỹ học của Nho gia, một phương thức di dưỡng tinh thần, đã được truyền vào và phát triển trên đất nước ta với những sức sống mới, những biến thể mới in đậm dấu ấn văn hóa Việt. Bản thân chữ Hán đã là một chỉnh thể thống nhất, trong đó ý nghĩa, hính thể và biết bao quy chuẩn khác làm bừng lên những xúc cảm, cái đẹp như tự thân phát ra đã làm chữ Hán, đặc biệt là nghệ thuật viết thư pháp, cứ sâu rễ bền gốc, nghiễm nhiên tồn tại.
Một mùa xuân mới lại về. Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, mạch nguồn truyền thống vẫn chảy rạo rực. Người người đi xin chữ để cầu chúc, để tặng nhau, để mong muốn những gì tốt đẹp sẽ đến cùng năm mới. Con chữ không chỉ còn là đường nét đơn thuần mà đã hàn chứa những yếu tố tư tưởng, tình cảm và tâm linh của con người. Điều ấy, không gì khác, chính là truyền thống đã được chuyển tải đến hiện tại và tương lai. Dĩ nhiên, để có những nét xuân qua thư pháp và để có thêm những bổ sung lý thú trong đời sống văn hóa hôm nay từ hoạt động văn hóa này, chúng ta cần chú ý đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục để người thể hiện cũng như người sử dụng được chia sẻ những hiểu biết đúng đắn về nghệ thuật thư pháp, tránh những lệch lạc, thậm chì là sự dung tục hóa cả một nền nghệ thuật đặc sắc, đã có lịch sử hàng ngàn năm.
Chú thích:
(1) Niên hiệu Mạc Mậu Hợp (1578 – 1585)
Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Đức Dũng
Reviews:
Đăng nhận xét