Mỗi độ xuân về, người dân thủ đô lại rủ nhau "xin chữ" hoặc ngắm nghía lựa chọn cho mình, cho gia đình một bức tranh thư pháp Việt để treo trong ngày Tết cổ truyềnCó lẽ, sống trải trong bầu sinh khí ngàn đời của văn minh Á Đông, chút vang bóng của hình ảnh ông đồ ngày tết mới để lại nhiều dư vị đến thế!Cách nay khoảng chẵn một thế kỷ, vị thế của ông đồ Nho rớt giá. Ông tú Vị Xuyên Trần Tế Xương lúc đó đã có lời thơ buồn thấm thía: Nghe nói khoa này sắp đổi thi.Các ông đồ cổ đỗ mau điDẫu không bia đá còn bia miệngVứt bút lông đi, giắt bút chì! Chữ Nho mất, cùng với đó là sự ưu thắng của văn hóa Âu Tây, nên chỉ vài chục năm sau, tiếng thơ của Vũ Đình Liên còn xa xót hơn nhiều: Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?… Ấy vậy mà, đến những năm đầu của thế kỷ XXI này, ông đồ đã không còn là “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Phải chăng thế giới Hán hóa mới đã nhiều ít tác động vào tâm thế trí thức Việt, khiến họ ý thức sâu sắc hơn về căn cốt Á Đông, về phẩm tính Á Đông mà cha ông đã dày công vun đắp? Để mỗi khi cội đào e ấp trồi non nụ thắm, bên phố đông người qua, tái xuất những ông đồ bày mực tàu giấy đỏ…
Phố ông đồ bên cạnh Văn Miếu có thể coi là một “đặc sản” của tết Hà Nội mấy năm trở lại đây. Bên vẻ trầm mặc, u hoài của trường Giám ngày xưa đang lắng đọng rêu phong, “hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” trong những nét tài hoa của trào lưu thư pháp đang thành hình. Nghệ thuật thư pháp Việt Nam đang có những bước tiến triển đáng kể, đặc biệt ở lứa các thư pháp gia trẻ tuổi, 7X và 8X. Bên phố ông đồ, ngoài các ông đồ già áo the khăn xếp là các ông đồ trẻ “bụi bặm” với quần jeans áo thun hay lịch lãm trong các bộ vest. Tuổi trẻ đến với thư pháp chủ yếu bởi sức hút nghệ thuật tài hoa và phóng túng của bộ môn này. Không chỉ thấu đạt những chuẩn tắc trong việc “lâm mô” các danh gia mà họ còn muốn vượt thoát khỏi vòng kiềm tỏa của họ, định hình một phong cách mới: thư pháp tiền vệ. Nhìn những bức thư họa hoàn bị về chương pháp, tài hoa trong từng nét chữ, phóng túng trong ý tưởng, và cẩn trọng trong việc bồi giấy chọn bút… thư pháp Việt Nam xứng đáng là một bộ môn nghệ thuật mới có nhiều triển vọng, nhất là các tên tuổi như Ái Châu Lê Quốc Việt, Xuân Như Vũ Thanh Tùng, Ân Xuyên Nguyễn Quang Thắng, Chuyết Chuyết Trần Trọng Dương, Thiền Phong Phạm Tuấn, Thiên Hỏa Nguyễn Đức Dũng, Tiểu Hạng Nguyễn Trung Hoàng Long, Ngọa Sơn Trịnh Tuấn… đều là những thư pháp gia trẻ tuổi, có tâm và có tài.
Phố ông đồ bên cạnh Văn Miếu có thể coi là một “đặc sản” của tết Hà Nội mấy năm trở lại đây. Bên vẻ trầm mặc, u hoài của trường Giám ngày xưa đang lắng đọng rêu phong, “hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” trong những nét tài hoa của trào lưu thư pháp đang thành hình. Nghệ thuật thư pháp Việt Nam đang có những bước tiến triển đáng kể, đặc biệt ở lứa các thư pháp gia trẻ tuổi, 7X và 8X. Bên phố ông đồ, ngoài các ông đồ già áo the khăn xếp là các ông đồ trẻ “bụi bặm” với quần jeans áo thun hay lịch lãm trong các bộ vest. Tuổi trẻ đến với thư pháp chủ yếu bởi sức hút nghệ thuật tài hoa và phóng túng của bộ môn này. Không chỉ thấu đạt những chuẩn tắc trong việc “lâm mô” các danh gia mà họ còn muốn vượt thoát khỏi vòng kiềm tỏa của họ, định hình một phong cách mới: thư pháp tiền vệ. Nhìn những bức thư họa hoàn bị về chương pháp, tài hoa trong từng nét chữ, phóng túng trong ý tưởng, và cẩn trọng trong việc bồi giấy chọn bút… thư pháp Việt Nam xứng đáng là một bộ môn nghệ thuật mới có nhiều triển vọng, nhất là các tên tuổi như Ái Châu Lê Quốc Việt, Xuân Như Vũ Thanh Tùng, Ân Xuyên Nguyễn Quang Thắng, Chuyết Chuyết Trần Trọng Dương, Thiền Phong Phạm Tuấn, Thiên Hỏa Nguyễn Đức Dũng, Tiểu Hạng Nguyễn Trung Hoàng Long, Ngọa Sơn Trịnh Tuấn… đều là những thư pháp gia trẻ tuổi, có tâm và có tài.
Phố Văn Hiến ngày Tết |
Tuy vậy, xung quanh phố ông đồ cũng nảy sinh không ít ngậm ngùi. Cái giá của việc vắng bóng quá lâu của một nếp văn hóa đẹp đã làm việc sáng tạo và thưởng thức thú chơi chữ đầu năm bộc lộ nhiều lệch lạc. Nghề chơi cũng lắm công phu, với thư pháp nghề chơi được đẩy thành tuyệt kỹ, không thông làu kinh sử, không lao tâm khổ luyện thì không thể sáng tạo; không thông hiểu lề luật, không thông minh nhạy cảm thì không thể thưởng thức. So với các nước khác trong khối đồng văn, nước ta tuy cũng có xuất hiện vài danh gia, các thời đại cũng để lại vài di bút: bia Thanh Hư động, bút tích của Trịnh Sâm, Cao Bá Quát, Minh Mạng… nhưng quả thực là lề luật của nghệ thuật thư pháp chưa được phổ biến sâu rộng ở ta. Thời nay, những người đủ hiểu biết để sáng tạo và thưởng thức thư pháp cũng chỉ như cái chóp nón. Bình luận về vẻ đẹp và sự uyên áo của một bức thư pháp thành ra chỉ mới chạm tới những cảm xúc rất ư bề mặt, không có được một con mắt nhà nghề. Hỏi có bao nhiêu ông đồ trên hè phố kia giắt cho mình được lưng vốn ấy để cầm bút cho chữ thiên hạ? Hỏi có bao nhiêu người có thể thấu hiểu một chữ, một nghĩa trong thi thư được bày trên trang giấy?
Hãy bỏ qua tính chất thương mại hóa (dẫu rằng ý thức về dịch vụ cho chữ như vậy là quá sớm) và cách thức quản lý văn hóa còn nhiều bất cập trong cách hình thành quy chuẩn hình thức về phố ông đồ (như một công ty đã đề ra hồi tết năm trước và đến năm nay tự nhiên bị bãi bỏ để trở về với tính tự phát như bản chất sinh thành của nó). Phố ông đồ vẫn bộc lộ tính chất nghiệp dư và manh mún trong cả sáng tạo và thưởng ngoạn. Nhìn rất đông những người dân tới dãy phố, tìm đến những “ông đồ già” như một cổ mẫu ăn sâu trong vô thức để xin chữ, vừa thấy vui vừa cũng lại thấy buồn. Những ông đồ rạng danh một thời như cụ đồ Cung Khắc Lược, Lỗ Công Nguyễn Văn Bách, Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa, Vĩnh Nguyên Lại Cao Nguyện… dần rời tay bút nhường lại cho thế hệ sau mà rất nhiều trong số đó chỉ là ông “tiến sĩ giấy”, cũng bày vẽ đủ cả áo mũ cân đai nhưng bụng chứa không đầy bồ chữ, tay bút chưa vững nhưng cũng liều mình đậm tô vài con chữ. Có thể xuất phát từ tình yêu với thư pháp khiến họ quyết định trở thành ông đồ; lại được cái nếp nghĩ cũ kỹ của người Việt về hình ảnh ông đồ già bên khay mực tầu giấy đỏ trong lời thơ xưa, nghiễm nhiên chiếm một vị thế đĩnh đạc nơi phố ông đồ mà cho chữ thiên hạ. Trong khi đó, sự ít nhiều thưa vắng ở chiếu các ông đồ trẻ điểm một nốt buồn lên phong khí của làng thư pháp. Có thể họ đã nóng vội chăng khi công chúng Việt chưa đủ khả năng thưởng thức thư pháp cổ điển họ đã chuyển sang Tiền vệ, để mang trong lòng nỗi buồn của kẻ bất phùng thời. Có thể… và có thể có nhiều nguyên do khác, nhưng tâm lý tuổi tác, tôn ti ăn sâu trong tiềm thức người dân về hình ảnh ông đồ là một thực tế, cố nhiên!
Chủ trương “thoát Á nhập Âu” của người Nhật thời Minh Trị duy tân đã khởi đầu cho thư pháp tiền vệ ở đất nước mặt trời mọc này, và họ đã thành công. Ở Việt Nam, phong trào tiền vệ cũng đang rất phát triển ở các thư pháp gia trẻ tuổi. Họ từng là những người đã dày công khổ luyện, lâm mô danh gia; nay muốn làm cuộc canh cải nền thư pháp Việt bằng sự vượt thoát vòng kiềm tỏa của danh gia từ chính những gì họ học được của danh gia, như là cách thức vừa tạo lập con đường riêng vừa thỏa mãn được cá tính sáng tạo. Có thể coi đấy là tấm thiệp hồng báo tin tương lai thư pháp Việt, vị thế của những ông đồ thời hậu hiện đại?
Thái Hà Nhân
Nguồn: Tạp Chí Người Đô Thị
Reviews:
Đăng nhận xét